Ngày Tết, trên bàn ăn thường thường các món ăn sẽ phong phú và đa dạng hơn ngày thường. Tuy nhiên không có nhiều nhà cân bằng các nhóm thực phẩm trên bàn ăn mà thường sẽ rất nhiều đồ ăn giàu chất đạm, chất dinh dưỡng (ví dụ như thịt cá, hải sản,..)
Một bữa ăn đầy đủ các chất cần có đủ 4 nhóm thực phẩm gồm nhóm bột đường (chủ yếu từ các loại ngũ cốc), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…), nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật), nhóm vitamin, khoáng chất và các chất xơ (các loại rau, củ, trái cây…).
Nội dung bài viết
Vì sao nên ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm
Việc ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp cơ thể bạn được bổ sung đầy đủ các chất cần thiết. Không phải một loại thực phẩm sẽ chứa đầy đủ các chất cơ thể cần. Vì vậy, bạn phải đa dạng bữa ăn của mình để cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Ăn uống đa dạng còn giúp bạn cân bằng được các chất dinh dưỡng trong cơ thể và góp phần không nhỏ vào việc điều chỉnh cân nặng. Ăn uống đầy đủ và lành mạnh là chìa khóa cho một tinh thần và cơ thể khỏe mạnh.
Nhóm bột đường (Carbohydrate)
Tác dụng của nhóm bột đường đối với sự phát triển của cơ thể:
- Đây là nguồn cung cấp nhiên liệu chính cho hệ thống thần kinh trung ương và năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể làm việc.
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các mô, điều hòa hoạt động của cơ thể, cung cấp chất xơ cần thiết.

Carbohydrate được chia làm 2 loại là carbohydrate đơn giản và carbohydrate phức tạp
- Carbohydrate đơn giản có cấu tạo đơn giản và được tiêu hóa, hấp thụ nhanh hơn. Chúng có nhiều trong các thực phẩm như các loại trái cây, các sản phẩm sữa, đường ăn, kẹo, nước ngọt, siro…
- Carbohydrate phức tạp: Thời gian tiêu hóa carbohydrate phức tạp chậm hơn. Carbohydrate phức tạp có trong các thực phẩm như trong thực phẩm chứa tinh bột, bao gồm: các loại đậu, khoai, ngô, củ cải, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc
Với người trưởng thành, năng lượng có trong bữa ăn hằng ngày thì chất bột đường chỉ nên chiếm 60 – 65%, phần còn lại do chất béo cung cấp (chiếm 20 – 25%) và chất đạm (chiếm 10 – 15%).
Nhóm chất đạm (Protein)
Tác dụng của nhóm chất đạm đối với sự phát triển của cơ thể:
- Chất đạm là cần thiết để xây dựng và duy trì cơ bắp, máu, da, xương, và các cơ quan tổ chức khác của cơ thể
- Nhóm chất đạm cung cấp năng lượng
- Là nguyên liệu tạo các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa các hoạt động của cơ thể
- Là nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Giúp vận chuyển các dưỡng chất và thuốc.

Tuy nhiên, khi bạn ăn nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, gout… do đó không nên ăn quá nhiều. Nên tăng cường ăn đa dạng các loại thịt, nhất là các loại thịt gia cầm (như gà, vịt, ngan, chim…) và nên ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần, ăn các loại hạt đậu, cũng là nguồn đạm thực vật tốt.
Nhóm chất béo
Tác dụng của nhóm chất béo đối với sự phát triển của cơ thể:
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K,..
- Chất béo là thành phần chính của màng tế bào và nhất là các tế bào thần kinh giúp sự phát triển các tế bào não và hệ thần kinh, là thành phần cấu tạo một số loại hormon ví dụ như testosterone, cortisol…
- Sử dụng chất béo để chế biến thực phẩm giúp thực phẩm trông bắt mắt và ngon hơn.

Nên hạn chế ăn đồ nướng vì làm tăng nguy cơ gây ung thư. Thực phẩm chế biến sẵn như mì ăn liền có nhiều chất béo chuyển hóa thể trans cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn những loại thực phẩm có chứa chất béo tốt cho cơ thể. Như chất béo có trong các loại hạt dinh dưỡng
Chất béo có trong các loại hạt dinh dưỡng
Trong 28 gram các loại hạt dinh dưỡng hỗn hợp có chứa 16gr chất béo. Trong đó có đến 9gr chất béo không bão hòa. Các chất béo không bão hòa tham gia vào cấu trúc cũng như quá trình thực hiện chức năng của một số cơ quan nhất định, mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể như:
- Hạ đường huyết bằng cách cải thiện hiện tượng kháng insulin
- Giảm độc tố từ các axit béo tự do có trong cơ thể, giúp tế bào hoạt động bình thường và tăng cường hệ miễn dịch
- Đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi và dự trữ năng lượng
- Hỗ trợ xây dựng mô thần kinh và các hormone trong cơ thể
- Phản ứng với viêm nhiễm, kiểm soát tình trạng viêm khớp, tốt cho xương
- Giúp cơ thể hấp thụ một số vitamin cần thiết như A, D, E và K từ các loại thực phẩm khác
- Cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như vitamin E chống oxy hóa
Nhóm vitamin và khoáng chất
Tác dụng của nhóm vitamin đối với sự phát triển của cơ thể:
- Vitamin là một trong những thành phần thiết yếu để cấu tạo nên tế bào, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào.
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể
- Tham gia vào quá trình điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh.
- Vitamin giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
- Vitamin giúp chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.
- Tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể.
- Tăng cường hệ miễn dịch.

Tác dụng của nhóm khoáng chất đối với sự phát triển của cơ thể:
- Magie: cần thiết cho chức năng của hệ tiêu hóa nhất là các cơ co thắt và xung thần kinh. Ngoài ra Magie còn tham gia kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp, duy trì sự chắc khỏe của xương.
- Selen: ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, tác động đến sự phát triển của bạch cầu.
- Sắt: cần thiết cho quá trình cấu tạo các tế bào máu. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, rụng tóc, đau đầu, chóng mặt.
- Kẽm: kích thích hoạt động của các enzym, hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ vị giác, khứu giác, liên quan đến sự tổng hợp DNA.
- Clorua: là thành phần của dịch dạ dày. Clorua cùng với Natri giúp cơ thể cân bằng hệ chất lỏng trong cơ thể.
- Kali: cần thiết cho hệ thần kinh trung ương. Khi nồng độ Kali bị rối loạn có thể gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể.
- Natri: kết hợp với Clorua sẽ giúp cân bằng dịch ngoại bào, điều chỉnh huyết áp, cân bằng hệ chất lỏng trong cơ thể.
——————— 𝐁𝐌𝐓 𝐅𝐨𝐨𝐝𝐬 ——————–