Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Tân Sửu 2021. Và Tết cũng là dịp mọi người được ăn uống thả ga, no nê. Có những món ăn đặc trưng chỉ có ngày Tết mới có. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có những món ăn truyền thống đặc trưng khác nhau. Đối với miền Bắc dù đã trải qua thời gian rất dài nhưng những mâm cơm ngày Tết dường như vẫn không thay đổi, vẫn giữ được bản chất cổ truyền của dân tộc.
Nội dung bài viết
1. Bánh chưng
Nhắc đến Tết miền Bắc thì không thể không nhắc đến bánh chưng xanh, câu đối đỏ. Hình ảnh cả nhà ngồi quây quần bên bếp lửa để canh nồi bánh chưng vào những ngày cận Tết ấm áp làm sao.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa gạo nếp dẻo thơm, thịt mỡ béo ngậy, hạt tiêu cay nhẹ và đậu xanh ngọt bùi tạo nên chiếc bánh chưng đậm vị. Món bánh này đã có từ rất lâu đời. Bánh chưng xanh tượng trưng cho mặt đất, được dùng để thể hiện lòng biết ơn của hoàng tử Lang Liêu với Vua Hùng đời thứ 16 và đất trời.
Đặc biệt, người ta còn thường ăn bánh chưng cùng với mật mía. Cả 2 hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị không thể quên được khi thưởng thức nó.
2. Dưa hành
Dưa hành, củ kiệu cũng là món ăn không thể thiếu vào những ngày Tết. Món ăn được dùng để ăn kèm cùng bánh chưng, thịt đông thì đúng là “số zách”. Mà cách làm dưa hành, dưa món lại rất dễ.
Món ăn dân dã cùng vị chua chua cay cay được rất nhiều người ưa thích. Không chỉ trong những ngày Tết mà ngày thường cũng được rất nhiều gia đình thêm vào mâm cơm.
Đây cũng là món ăn chống ngán số 1 vào ngày Tết. Nó cũng giúp bạn tiêu hóa thức ăn dễ hơn đó nhé.
3. Xôi gấc
Theo quan niệm màu đỏ là màu của may mắn, là màu của hạnh phúc. Thì ngoài những ngày rằm, ngày lễ thì ngày Tết ắt hẳn là sẽ không thể vắng mặt món xôi gấc này.
Được kết hợp từ gạo nếp dẻo thơm và quả gấc tươi. Xôi gấc có một màu đỏ tươi bắt mắt và trông rất hấp dẫn.

Vì màu sắc đỏ tươi đẹp mắt của nó nên xôi gấc có ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, phước lành, tươi thắm sắc xuân, cho tình yêu và hạnh phúc được viên mãn. Màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời, mang lại sự dung hòa, đồng điệu trong đời sống.
4. Thịt gà luộc
Người ta tin rằng khi dâng lên đất trời những con gà luộc vào những ngày đầu năm sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy. Vì vậy, nhà nhà có tục lệ cúng gà luộc trong đêm Giao thừa và ngày đầu năm mới. Và những con gà được dùng để cúng thường là những con gà trống to khỏe, da vàng ươm
Vị ngon ngọt của miếng thịt gà ăn kèm với lá chanh, chấm muối chanh ớt sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên. Gà luộc là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong ẩm thực tết của miền Bắc.
5. Giò
Với ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”. Trong mâm cơm ngày Tết giò luôn được đặt ở vị trí trung tâm. Giò cũng có nhiều loại như giò lụa, giò bò, giò thủ
Và giò lụa là món ăn truyền thống và có từ lâu đời. Miếng giò trắng mịn, thơm ngon không chỉ để bày trong mâm cơm ngày Tết mà còn được dùng để tặng cho những người thân thích.
Ngoài những món ăn truyền thống thì ngày Tết hiện đại còn có thêm rất nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Như trên khay mứt ngày xưa chỉ có những loại bánh kẹo, mứt hoa quả thì ngày nay được bổ sung thêm những loại hạt dinh dưỡng như hạt Macca, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều,…tốt cho sức khỏe.