Cảnh giác với hàng giả, hàng kém chất lượng ngày Tết

canh-giac-voi-hang-gia-hang-kem-chat-luong

Vào dịp Tết, nhu cầu tiêu dùng của mọi người tăng cao, từ 3-50% so với ngày thường. Vì vậy hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc có cơ hội trà trộn dễ dàng. Nếu người tiêu dùng không thận trọng trong việc lựa chọn hàng hóa thì nguy cơ mua phải hàng kém chất lượng là rất cao.

Các lý do ngày Tết thường có nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng

Ngày Tết, mọi người thường rất bận rộn và nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Vì vậy, hàng giảm, hàng kém chất lượng được trà trộn tràn lan trên thị trường. Người Việt thường không có tinh thần cảnh giác cao. Vì vậy, ngày càng nhiều cơ sở làm ăn gian dối. Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng

Đánh vào tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng, đây lại là một cơ hội nữa cho hàng giả xâm lấn thị trường. Vì vậy, người tiêu dùng nên cảnh giác cao độ đối với các mặt hàng ngày Tết để đảm bảo lợi ích của mình.

Hãy tìm mua hàng ở những địa điểm mua bán hàng hóa chất lượng, uy tín để tránh việc mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng

Cách phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng

Điều đầu tiên mọi người cần làm là tìm chỗ mua hàng uy tín, chất lượng. Đối với các loại thực phẩm, hàng tiêu dùng thông dụng, mọi người nên mua ở siêu thị, bách hóa xanh, vinmart,..

Ngoài ra, hàng thật, hàng tốt luôn có chất lượng, màu sắc, độ cứng, mềm, đàn hồi và mùi hương đặc trưng theo quy chuẩn được người sản xuất công bố công khai. Người mua có thể phân biệt bằng cách quan sát, so sánh và thậm chí đề nghị dùng thử.

Một sản phẩm đáng tin cậy thì thông tin sản phẩm, thông tin doanh nghiệp phải luôn đầy đủ và rõ ràng. Bởi vậy phân biệt hàng giả-thật bằng mã số ngày càng thông dụng. Hiện nay đang phổ biến cách phân biệt hàng giả qua công thức tính mã vạch là: “Tổng lẻ cộng tổng chẵn nhân ba cộng số cuối cùng phải là 0”.

Làm gì khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng?

Nếu không may mua phải hàng không đúng chất lượng nhãn hàng cam kết, người tiêu dùng cần giữ nguyên hiện trạng hàng hóa cùng các thông tin liên quan. Và liên hệ với người bán yêu cầu đổi trả hoặc đòi bồi thường (nếu có). Hoặc có thể liên hệ tới doanh nghiệp cung cấp sản phẩm theo số điện thoại được in trên bao bì để phản ánh sự việc.

Khi người tiêu dùng mua phải các loại hàng hóa dịch vụ không đúng như cam kết thì người tiêu dùng trước hết phải khiếu nại ngay đối với người bán hàng để xử lý ngay.

Nếu việc khiếu nại vẫn không được xử lý, người tiêu dùng phải gọi điện ngay đến số điện thoại được in trên nhãn sản phẩm của hàng hóa đó. Theo quy định của Chính phủ, tất cả các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường phải có nhãn, mác nêu rõ cơ sở sản xuất, nguồn gốc xuất xứ và số điện thoại liên hệ, ngày sản xuất, hạn sử dụng.

Nếu trong trường hợp bên bán từ chối yêu cầu chính đáng của người tiêu dùng, mà bên mua chứng minh được lỗi thuộc về bên bán thì bên mua có quyền nộp đơn tố cáo đến Chi cục Trưởng chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Bộ Công thương và UBND các cấp là các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng bị thiệt hại do hàng hóa không bảo đảm chất lượng như công bố. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài.

Mọi người nên tìm hiểu các quy định của pháp luật về hàng giả, hàng kém chất lượng để bảo đảm được quyền lợi của mình.

——————— 𝐁𝐌𝐓 𝐅𝐨𝐨𝐝𝐬 ——————–

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *