Những tác hại của tăng huyết áp đối với sức khỏe của bạn

nhung-tac-hai-cua-tang-huyet-ap-doi-voi-suc-khoe

Bệnh tăng huyết áp là một trong những căn bệnh nguy hiểm. Có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe với thời gian ủ bệnh kéo dài. Vì vậy hãy tìm hiểu kĩ những tác hại của tăng huyết áp đến sức khỏe để phòng ngừa bảo vệ sức khỏe nhé. 

Tăng huyết áp là bệnh gì?

tang-huyet-ap
Tăng huyết áp

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một bệnh lý phổ biến khi mà áp lực máu tác động lên thành mạch quá cao. Nếu mức huyết áp này tăng cao trong thời gian dài, có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khác, thậm chí là biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Biểu hiện của tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp thường không có những biểu hiện rõ ràng, tuy nhiên bệnh tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.

Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):

  • Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
  • Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.

Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:

  • Huyết áp tối ưu: dưới 120/80 mmHg;
  • Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên;
  • Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên;
  • Tăng huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên;
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
  • Tiền tăng huyết áp khi:

Huyết áp tâm thu > 120-139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg

Ảnh hưởng của tăng huyết áp đối với cơ thể

Ảnh hưởng đến mạch máu

Do áp lực liên tục nên động mạch bị giãn, lớp nội mạc bị nứt, vỡ gây nên chứng phình động mạch rất nguy hiểm đến sức khỏe. Phình động mạch chủ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể bị vỡ, gây chảy máu và dẫn đến tử vong.

Tăng huyết áp gây hại cho tim

Tăng huyết áp làm tim phải hoạt động mạnh hơn, điều này làm cho cơ tim dày lên, đặc biệt là tâm thất trái. Làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tim để bơm máu đến các cơ quan khác dẫn đến bị suy tim, to tim

Ảnh hưởng đến não

Theo nghiên cứu, tăng huyết áp tăng nguy cơ bị xuất huyết não lên đến gấp 10 lần.

Tăng huyết áp gây suy thận

Khi bạn bị tăng huyết áp, các mạch máu trong thận bị tăng áp lực dẫn đến hư hại. Làm mất chức năng lọc, làm hẹp động mạch thận, từ đó gây suy thận

Gây ra các bệnh về mắt

Khi tăng huyết áp, tất cả các mạch máu nuôi cơ thể đều bị ảnh hưởng, kể cả các mạch máu tới mắt. Dễ gây nên các bệnh lý về mắt như các bệnh lý võng mạc, thậm chí mù mắt.

Tăng huyết áp gây rối loạn chức năng tình dục

Các động mạch cung cấp máu tới cơ quan sinh dục làm giảm khả năng ham muốn.

Ảnh hưởng đến thai kì

Theo 1 nghiên cứu,  nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ tăng tới 40 % khi bị huyết áp cao trong thời kì mang thai.

Gây chuột rút

Khi bạn bị huyết áp cao liên tục sẽ dẫn đến một bệnh lý gọi là bệnh động mạch ngoại biên (PAD). PAD có thể ảnh hưởng đến việc lưu thông máu ở chân và gây ra chứng chuột rút.

Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Theo nghiên cứu, những người bị huyết áp cao có nhiều khả năng bị ngưng thở khi ngủ (OSA), đó là khi hơi thở ngắt quãng trong khi ngủ dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn và trở nên mệt mỏi vào sáng hôm sau.

Ảnh hưởng đến xương khớp

Huyết áp tăng gây ra các bất thường về chuyển hóa canxi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến xương khớp của bạn. Nhất là ở những người lớn tuổi, nguy cơ bị gãy xương là rất cao

——————— 𝐁𝐌𝐓 𝐅𝐨𝐨𝐝𝐬 ——————–

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *